Đau lưng ở phụ nữ và hướng xử lý

November 16, 2020
Chữa Bệnh

Đau lưng ở phụ nữ là căn bệnh khá là phổ biến ở nhiều người. Thế nhưng tuy nhiên lại đang có xu hướng tăng mạnh. Đó cũng là điều không mong muốn của nhiều chị em hiện đại ngày nay. Có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng là dễ hiểu do cuộc sống hiện đại nên cuộc sống cũng có thêm nhiều yếu tố khiến bệnh tình của bạn thêm nặng hơn: ví dụ như thời tiết thay đổi, thai kỳ, lao động nặng nhọc…. Các chị em nên đi khám nếu thấy xuất hiện các bất thường như đau lưng kéo dài, thay đổi nội tiết tố giai đoạn mang thai…..  Bạn nên đi khám bác sỹ để có cái nhìn được khách quan. Bác sĩ có thể chỉ định  thuốc giảm đau, kháng viêm hay phẫu thuật để khắc phục chứng đau lưng cho phụ nữ.

Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ

Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ

Hiện tượng đau lưng ở phụ nữ có thể xảy ra do các vấn đề về y tế hoặc có liên quan đến chế độ sinh hoạt, vận động hàng ngày của người bệnh. Cụ thể như sau:

1. Đau lưng ở phụ nữ do bệnh lý

Đau lưng được xem là dấu hiệu báo trước nhiều bệnh lý diễn ra trong cơ thể mà phụ nữ mắc phải, đặc biệt là các vấn đề ở cột sống. Chị em nên thận trọng với các căn bệnh sau khi có dấu hiệu đau lưng kéo dài:

  • Thoái hóa cột sống: Căn bệnh này thường gặp ở những phụ nữ cao tuổi trên 50 và có xu hướng trẻ hóa ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do lao động nặng nhọc, thừa cân, hoạt động sai tư thế gây sức ép đốt sống cũng như lớp sụn bị tổn thương và ngày càng bị ăn mòn dẫn đến thoái hóa đốt sống. Vị trí đau lưng còn xem vào khu vực đốt sống bị ảnh hưởng.
  • Đau thần kinh tọa: Phụ nữ mắc đau thần kinh tọa thường bị đau vùng thắt lưng. Cảm giác đau đơn cũng như tê bì còn có thể lan dọc xuống đùi và bàn chân.
  • Các vấn đề về phụ khoa: Một số bệnh lý phụ khoa của phụ nữ cũng có thể gây đau lưng ở phụ nữ. Thường gặp nhất là bệnh nhiễm trùng cổ tử cung, u xơ, sa tử cung hoặc u nang tử cung hay nguy hiểm hơn là bệnh ung thư cổ tử cung. Vị trí đau bắt nguồn từ khu vực lưng dưới.
  • Hội chứng Cơ hình lê ( hay hội chứng cơ tháp): Bệnh chủ yếu khiến phụ nữ đau vùng thắt lưng là chủ yếu. Nhưng trường hợp bệnh tình nặng có thể gây đau đớn cho toàn thân. Cơn đau có khuynh hướng tăng nặng hơn khi leo cầu thang hoặc ngồi xe hơi trong nhiều giờ liền.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nhân nhày đĩa đệm nằm giữa các đốt sống có thể bị lệch ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào dây thần kinh khiến cho chị em thường xuyên bị đau lưng âm ỉ và gặp khó khăn khi vận động.
  • Suy thận: Đôi khi, bệnh đau lưng ở phụ nữ có thể phát triển sau khi mắc chứng suy thận. Trường hợp này, chị em có cảm giác đau quặn ở khu vực thắt lưng trái hoặc phải. Chức năng thận bị suy giảm cũng có thể gây ra nhiều vấn đề khác như buồn nôn, mệt mỏi, tiểu nhiều về đêm…
  • Bệnh viêm cột sống dính khớp:Sự phát triển của căn bệnh này có liên quan đến một loại gen mang tên HLA-B27. Phụ nữ bị viêm cột sống dính khớp thường bị đau lưng vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi một chỗ quá lâu.
  • Viêm dây chằng: Cơn đau lưng thường xuất hiện ở vị trí dây chằng bị viêm và thường tăng nặng hơn khi bệnh nhân cúi lên cúi xuống, đi lại nhiều hoặc bưng bê đồ nặng.
  • Các chấn thương ở cột sống: Các chấn thương xảy ra ở cột sống và phần mềm xung quanh cũng có thể gây ra hiện tượng đau lưng ở phụ nữ.
  • Loãng xương. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trung niên và người lớn tuổi do bị thiếu hụt canxi. Người bị loãng xương không chỉ đau lưng mà còn có thể bị đau nhức toàn thân và dễ bị gãy xương khi va đập, té ngã.
  • Rối loạn chức năng của khớp cùng chậu ( hội chứng khớp cùng chậu): Căng bệnh này có thể khiến cho phụ nữ bị đau ở vùng thắt lưng, mông. Đôi khi cơn đau còn lan cả xuống một hoặc hai chân.
  • Viêm ruột thừa: Phụ nữ bị viêm ruột thừa thường đau lưng ở bên phải ngay phần eo. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở vùng rốn nằm trước hố chậu phải, ấn tay vào có cảm giác đau nặng hơn. Một số phụ nữ còn bị sốt nhẹ do nhiễm trùng ruột thừa.
  • Viêm đường tiết niệu: Cơn đau do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra thường xuất phát từ vùng lưng bên phải và khu vực eo lưng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thay đổi thói quen tiểu tiện, sốt, buồn nôn.
  • Hội chứng đau cơ xơ hóa: Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống gân, cơ và dây chằng nên có thể gây ra những cơn đau mãn tính ở lưng cho phụ nữ. Bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, khả năng vận động kém linh hoạt.
  • Gai cột sống: căn bệnh này còn có tên gọi là vôi hóa cột sống. Bệnh thường phát triển sau khi gặp chấn thương ở đốt sống. Lúc này cơ thể sẽ bù đắp canxi để sữa chữa vùng bị tổn thương dẫn đến sự phát triển thêm ra của các mấu xương nhỏ trên thân đốt sống. Gai xương có thể ảnh hưởng đến phần mềm xung quanh khiến cho phụ nữ bị đau lưng.

2. Các nguyên nhân khác gây đau lưng ở phụ nữ

Không phải đau lưng nào của phụ nữ cũng là do bệnh lý gây ra. Một số trường hợp có thể bị đau lưng vì những lý do khác như:

  • Ngồi hay đứng lâu làm tăng áp lực lên cột sống và khiến khí huyết kém lưu thông, từ đó dẫn đến đau lưng.
  • Dư thừa cân nặng, béo phì
  • Ít vận động
  • Bưng bê vật nặng nhiều
  • Cúi lên cúi xuống thường xuyên
  • Tư thế ngồi làm việc hoặc tư thế ngủ không đúng
  • Sự thay đổi hormone cùng với quá trình tăng cân và giãn nở tử cung trong thai kỳ cũng khiến phụ nữ mang thai bị đau lưng
  • Thường xuyên đi giày cao gót
  • Căng thẳng quá mức
  • Đau lưng ở phụ nữ khi tới kỳ hành kinh do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố.

Bệnh đau lưng ở phụ nữ có thực sự nguy hiểm không?

Bệnh đau lưng ở phụ nữ có thực sự nguy hiểm không?

Ở một số phụ nữ, tình hình đau lưng kết thúc sau vài ngày nên không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng, có những trường hợp bị đau lưng kéo dài nhiều ngày nên không tránh khỏi cảm giác hoang mang, lo lắng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như tâm lý, công việc của bệnh nhân.

Nếu triệu chứng đau lưng ở phụ nữ là do ảnh hưởng của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể thì việc phát hiện và điều trị không kịp có thể khiến bệnh nặng hơn, đồng thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Bệnh đau lưng ở phụ nữ cũng gây trở ngại cho các hoạt động ở lưng như cúi lên, cúi xuống, vặn mình… Khả năng vận động của người bệnh sẽ khó khăn và tình hình bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể bị tàn phế suốt đời.

Chính vì những nguy cơ tiềm ẩn ở trên mà phụ nữ có biểu hiện bị đau lưng được khuyên nên tìm các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh.

Chẩn đoán bệnh đau lưng ở phụ nữ như thế nào.

Việc dự đoán nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ có tầm quan với quá trình điều trị bệnh. Nó cho phép bác sĩ sử dụng linh hoạt phác đồ điều trị và dự phòng bệnh đau lưng ở phụ nữ một cách hiệu quả.

Quá trình xem xét bệnh đau lưng ở phụ nữ nên trải qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ nắm rõ được các tiền sử bệnh, chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành thăm khám bên ngoài lưng để tìm kiếm điểm đau và các dấu hiệu khác , chẳng hạn như sưng, viêm ngoài cột sống… Bệnh nhân cũng được yêu cầu thực hiện một số hoạt động để đánh giá chức năng vận động của cột sống. Điều này có thể chỉ ra mức độ nghiêm trọng cũng như những ảnh hưởng của bệnh tới phụ nữ.

Một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định nhằm phát hiện tổn thương bên trong khu vực bị đau và giúp xác định nguyên nhân gây bệnh. Bao gồm:

  • Chụp X-quang: Giúp quan sát được cấu trúc của cột sống và tìm thấy các trục trặc cũng như vấn đề như thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, gai cột sống hay loãng xương.
  • Chụp MRI: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ chẩn đoán được tình trạng đau lưng ở phụ nữ cùng với các tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống, đau thần kinh tọa.
  • Đo loãng xương: Được thực hiện khi thấy nghi ngờ bị đau lưng do loãng xương.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Giúp tìm ra bệnh lý có quan hệ với các bệnh nhiễm trùng, điển hình như viêm đường tiết niệu.

Cách điều trị bệnh đau lưng ở phụ nữ

Để chữa đau lưng ở phụ nữ thì thuốc giảm đau cũng không phải là phương pháp tốt cho điều điều trị đau lưng. Mà cần mix thêm phương pháp điều trị mới đem lại hiệu quả. Vì bệnh đau lưng diễn biến phức tạp không chỉ đơn thuần là điều trị bề nổi về cơn đau. Một số người lựa chọn chữa mẹo, đó cũng là một phương pháp nhưng tôi không đề cao cách thức này. Đừng dưới góc độ của bác sỹ thì khi bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

1. Cách trị đau lưng ở phụ nữ tại nhà

Cách trị đau lưng ở phụ nữ tại nhà

Sử dụng các bài thuốc thảo dược hay các mẹo tự nhiên mặc dù không thể giúp loại bỏ các yếu tố gây đau lưng nhưng làm xoa dịu cơn đau cho bệnh nhân

Cách chườm nóng hoặc chườm lạnh:

Cách thức này sử dụng nhiệt độ để dịu đi cơn đau lưng ở phụ nữ. Trường hợp bị đau lưng do chấn thương như ngã xe hay lao động,….. Khu vực đau có biểu hiện sưng đỏ có thể bọc đá lạnh vào trong túi chườm là tốt nhất rồi đặt lên vùng lưng nơi đang bị đau nhức. Thời gian chườm kéo dài từ trên 15 phút và “ repeat” lại cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn hẳn. Cứ khoảng 2 giờ thì lại chườm tiếp lần nữa.

Trường hợp bị đau lưng nhưng không sưng viêm thì chườm nóng là cách thức phù hợp. Nhiệt độ cao có tác dụng kích thích lưu thông máu qua vùng lưng bị đau để tổn thương bên trong nhanh được chữa lành. Thuận theo cách này, bệnh nhân chỉ cần lấy một chai nước nóng hay túi đựng muối đã rang nóng và chườm lên chỗ cũ bị đau khoảng 15phút. Áp dụng 4 đến 5 lần liên tục trong ngày sẽ giúp cơn đau sớm thuyên giảm và không đau đớn bằng.

– Massage chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ:

Thao tác massage nhẹ nhàng ở vùng lưng bị đau có thể giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, giúp giảm viêm và làm thư giãn thần kinh giúp đỡ đau lưng ở phụ nữ.. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức dai dẳng.

Các bước massage giảm đau lưng cho nữ giới như sau:

  • Bệnh nhân nằm sấp trên giường. Người thực hiện kỹ thuật ngồi bên xòe rộng hai bàn tay và xoay tròn trên lưng.
  • Tiếp tục dùng tay vuốt theo các chiều ngang và dọc của vùng lưng bị đau sao cho hai tay di chuyển theo hướng ngược chiều nhau.
  • Dùng các đầu ngón tay ấn từ từ vào điểm co cứng trên lưng để đả thông kinh mạch, chống co thắt cơ.
  • Lấy mu bàn tay day mạnh kết hợp ấn vào vùng lưng bị đau
  • Cuống cùng bấm đầu ngón cái vào từng điểm đau kết hợp day và xoa để tăng cường lưu thông khí huyết ở khu vực này.

– Chườm muối gừng nóng chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ

Đây cũng là một trong những mẹo trị đau lưng tại nhà đang được nhiều chị em thực hiện. Gừng tươi được đem rửa sạch, băm nhỏ rồi bỏ vào chảo rang cùng với muối hột. Cuối cùng, dùng một miếng vải sạch bọc hỗn hợp trên lại và chườm lên khu vực bị đau.

Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 – 4 lần trong chỉ giúp giảm đau lưng mà còn giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng co cứng cơ, viêm cột sống hay viêm dây chằng. Mỗi lần, bệnh nhân có thể chườm khoảng 20 phút. Trong thời gian thực hiện nếu hỗn hợp nguội, hãy bỏ vào chảo rang nóng trở lại rồi tiếp tục chườm.

– Bài thuốc chữa đau lưng cho phụ nữ từ ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược có tính ấm, giúp hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng. Nó thường được dân gian sử dụng để chữa đau lưng, đau bụng và các bệnh lý về xương khớp.

  • Cách 1: Dùng 1 nắm ngải cứu đem răng với muối hạt và chườm vào vùng lưng bị đau 15 – 20 phút. Áp dụng 3 lần trong ngày.
  • Cách 2: Rửa sạch 300 gram ngải cứu, ngâm nước muối rồi vớt ra cho ráo nước. Xay lá lấy nước cốt, trộn thêm vào 2 muỗng mật ong rồi chia đều uống vào buổi sáng và tối trong 2 tuần liên tục.

Ngoài những cách trên, dân gian còn dùng cây lược vàng, lá lốt, đu đủ hay đinh lăng và một số thảo dược khác để làm thuốc trị đau lưng ở phụ nữ. Cần nhớ rằng, các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm cơn đau. Tác dụng cũng không mạnh bằng thuốc tây nên chỉ thích hợp cho người bị đau lưng nhẹ. Nếu cơn đau lưng kéo dài và sử dụng các mẹo tự nhiên không có hiệu quả thì chị em nên nhanh chóng đi khám để được sử dụng thuốc điều trị.

2. Chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ bằng thuốc tây

Chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ bằng thuốc tây

Phụ nữ bị đau lưng có thể được chỉ định các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm:Bao gồm các thuốc như Paracetamol,  Codein hay Aspirin, Tramadol. Chúng có tác dụng giảm đau tốt đối với các trường hợp bị đau ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này có tác dụng chống co thắt cơ nên cũng có thể giúp giảm nhẹ cơn đau, tăng phạm vi chuyển động của cột sống lưng. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Soma, Dantrolene, Parafon Forte, Norflex, Baclofen…
  • Thuốc kháng sinh:Được sử dụng cho các trường hợp bị đau lưng do các vấn đề có liên quan đến nhiễm khuẩn.

3. Phẫu thuật chữa đau lưng

Một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… ở mức độ nặng có thể gây ra những cơn đau lưng nghiêm trọng kèm theo nhiều biến chứng khác. Nếu không đáp ứng được với thuốc hay các phương pháp điều trị bảo tồn khác, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật điều trị bệnh.

Phụ nữ bị đau lưng kéo dài do mắc các bệnh lý nghiêm trong có thể được chỉ định phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được thực hiện sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe chung cũng như mong muốn của người bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh đau lưng ở phụ nữ

Để giảm thiểu nguy cơ bị đau lưng, chị em phụ nữ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế mang giày cao gót, nhất là khi phải đi lại nhiều
  • Không bưng bê hay xách vật nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên cột sống của bạn. Hãy nhờ sự trợ giúp của người thân hay người bên cạnh ngay khi có những vấn đề khó khăn nhé.
  • Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày. Giữ cho cột sống lưng đúng tư thế thẳng khi hoạt động cũng như làm việc. Nếu phải ngồi lâu, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, khởi động vài phút để không bị co cứng cơ và giải phóng áp lực cho cột sống.
  • Nằm ngửa đi ngủ tranh cong vẹo cột sống và nên chọn đêm chất lượng tốt để thoải mái và nâng đỡ tốt cho cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ và đủ chất, đặc biệt là các sản phẩm giàu canxi, vitamin D hay phốt pho. Chúng sẽ giúp xương cột sống phát triển cứng cáp, khỏe mạnh hơn trước.
  • Giữ và kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, tuyệt đối tránh tăng cân quá mức làm ảnh hưởng đến cơ thể và cột sống.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đau lưng cũng như các bệnh khác trong cơ thể. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập tăng thể kiên trì rèn luyện như một thói quen. Tránh tập luyện sức khỏe quá mức và tham gia các bộ môn có cường độ hoạt động cao gây chấn thương cho cột sống.

Xem thêm:

Đau lưng không cúi được phải làm sao


Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form