Ăn cà đau lưng là thông tin mà bản thân tôi được nghe từ các cụ hồi xưa hay bảo. Thế nhưng lúc đó mình có hỏi sao đau lưng bà vẫn ăn thì bà chỉ cười không đáp. Sau này lớn lên, tình cảm thương bà càng lớn dần theo năm tháng. Tôi càng muốn hiểu rõ hơn về thực hư ăn cà đau lưng có đúng không?
TÌM HIỂU CÁC THỦ PHẠM GÂY ĐAU LƯNG
Cảm giác đau lưng là cảm giác thấy đau buốt lâm dâm ở vị trí thắt lưng cũng như vùng lân cận. Vùng thắt lưng thấy nhoi nhói và nhiều người không để ý. Căn cứ vào vị trí đau mà y học hiện đại chia ra thành 4 khu vực điển hình là: đau nhức vùng lưng dưới, đau vùng xương cụt, 2 bên thắt lưng và đau giữa lưng.
Trong đó, vị trí chính giữa thắt lưng là khu vực nhạt cảm nhất và đây được coi là “ cột nhà” của cơ thể. Đỡ toàn bộ cơ thể của bạn. Các cơn đau mãn tính hay cấp tính còn tùy vào tình trạng của bệnh nhân.
Dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là những cơn đau dai dẳng và âm ỉ cũng như buốt thấu xương hoặc cảm thấy nóng rát. Nó lan rộng sang cả bàn tay, cánh tay, cẳng chân, bàn chân và thậm chí làm tê bì chân tay, teo cơ.
Đau ở vùng thắt lưng thì có thể liệt kê ra danh sách rất dài. Nó có thể khởi nguồn từ nhiều yếu tố dây thần kinh, các cơ, xương, khớp hoặc các bộ phận liên quan tới cột sống bị tổn thương. Đôi khi cũng có thể do phát sinh các vấn đề tổn thương nội sinh trong mỗi cơ thể ví dụ như túi mật, động mạch chủ, tuyến tụy và thận bị ảnh hưởng bởi biến chứng của thuốc, tác nhân cơ học.
Cà muối là món ăn rất quen thuộc giá rẻ vì nó sẵn có vào mùa hè, và chế biến đơn giản. Ăn cũng rất đưa. Vì thế mà món ăn dân quê này được nhiều người ưa thích, thậm chí nó đã được nhắc đến trong câu ca dao:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cà muối rất độc, ăn cà đau lưng hoặc có thể bị ung thư. Có nhiều ý kiến trái chiều vậy thì ta cần tìm hiểu sao cho đúng. Bài viết dưới đấy sẽ là đáp án thỏa đáng cho bạn.
DƯỢC TÍNH CỦA QUẢ CÀ
Quả cà là món ăn dân gian vẫn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối. Trong y học cổ truyền thì có tên khác là di tử, ải qua, giả tử. Cà vị ngọt tính hàn, tiêu viêm, tán huyết, nhuận tràng trừ ho lao khá hiệu quả.
Trong quả cà chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, ngoài ra nó còn giàu kẽm, kali, sắt, magie cũng như khoáng chất quý. Tuy nhiên trong cà lại có solanin ( cái này thì cà chua hay khoai tây cũng có) có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thậm chí là tử vong.
THỰC HƯ VIỆC ĂN CÀ ĐAU LƯNG\
Trên thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ăn cà đau lưng. Trong Đông y, theo kinh nghiệm dân gian thì họ sử dụng dùng rễ cây cà để chữa bệnh đau lưng khi té ngã. Thậm chí việc đau răng, ho mãn tính hay rối loạn kinh nguyệt cũng có thể dùng bài thuốc này. Theo sách dược học thì cà có thể cầm đau, tan máu, trừ hàn nhiệt, chống sưng rất tốt.
Với người Việt, cà có thể chế biến thành nhiều món ăn như cà nén, cà muối chua, nộm, ăn sống với mắm ruốc, cà hấp. Tất cả các món ăn ngon miệng và rất đưa cơm.
Tuy nhiên, việc sử dụng và ăn nhiều cà thực sự không tốt vì solanin của cà có thể làm tăng tình trạng đau nhức cơ thể. Khi được muối chua, lượng chất độc này có thể giảm xuống.
Hơn nữa, chứng bệnh đau nhức vùng xương khớp chủ yếu do hàn, nhiệt, phong, thấp mà thành. Trong khi đó quả cà tính lạnh nên khi ăn có thể làm người bệnh đau nhiều hơn. Những người dù không đau nhưng bản thân bị hư hàn cũng tránh dùng cà.
ĂN CÀ THẾ NÀO ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?
– Không nên ăn cà sống cũng như cà muối chưa chín vì trong nó mang nhiều chất độc với cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn cà đã được muối chua và cho gừng, ớt vào để làm giảm tính hàn của quả cà.
- Không được ăn quá nhiều cà dưới mọi hình thức.
– Nếu cà muối có vị cay đắng có chứa độc tính rất cao.
– Cà muối mua vỉa hè thường không vệ sinh. Bạn nên tự chế biến tại nhà là tốt nhất.
– Nên cho cà muối vào âu thủy tinh và sành sứ thì chất axit có trong cà muối có thể nhiễm chất độc có đồ nhựa. Khiến cho gây hại cho cơ thể.
– Khi cà muối có đốm đen và nổi váng thì không được sử dụng nữa.
NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN CÀ?
Ăn cà với một số người có thể như uống phải thuốc độc, thậm chí là cực độc. Để an toàn thì cần tránh ăn cà với 1 số đối tượng như sau:
- Phụ nữ đang có bầu cũng không nên ăn cà vì không tốt.
- Người đang bị ốm mệt không nên ăn cà pháo. Một số người bị đau cơ lưng sau khi ăn cà sẽ đau nhiều hơn.
- Người mới ốm dậy ăn cà khiến cho cơ thể khó phục hồi.
Ngoài ăn cà đau lưng có một số thực phẩm, món ăn khác cũng khiến người bệnh mắc bệnh đau lưng ngày càng trầm trọng hơn như ăn măng gây đau lưng,…
Như vậy, ăn cà đau lưng mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Tuy nhiên các chất trong cà thì cũng có khả năng. Thế nên cái gì quá cũng không tốt. Ăn cà đúng cách vừa phải sẽ tận dụng được lợi ích từ thực phẩm này.
CÁCH NGÂM RƯỢU GỪNG TRỊ ĐAU NHỨC
Bỏ qua cà sang một bên. Nếu bạn chẳng may có ăn nhiều cà và bị tính hàn gây đau bụng, chóng mặt. Thì nên làm 1 chút rượu gừng để kịp thời hỗ trợ. Gừng là một loại gia vị nổi tiếng từ xưa đến nay không thể thiếu trong không gian bếp Việt,. Gừng còn là nguyên liệu từ lâu đã được coi hỗ trợ bệnh xương khớp. Đặc biệt công dụng chữa đau lưng bằng gừng rất hiệu quả và chống tê mỏi cực kì công hiệu.
Chuẩn bị:
- 5- 7 củ gừng
- 500 ml rượu trắng
Thực hiện:
Đem gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng rồi ngâm với rượu trong vòng 1 tuần
Ngoài việc uống trực tiếp dung dịch rượu ngâm với gừng, bệnh nhân kết hợp xoa bóp massage vào lưng bị đau sẽ nhanh chóng tan biến.
Xem thêm các bài viết liên quan dưới đây:
Đau lưng trên bên trái có nguy hiểm không?